Nhà thuốc Vinh Lợi - nhà thuốc online uy tín

Nhà thuốc Vinh Lợi chuyên cung cấp các thông tin về y tế và sức khỏe, phân phối các sản phẩm thuốc cần thiết cho người dân

Đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị

Hiện nay có khá nhiều người thắc mắc về vấn đề đi ngoài ra máu đen. Đây chính là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, khi thấy đi ngoài ra máu đen bạn không nên chủ quan mà cần phải nắm rõ để xử lý vấn đề. Bài viết dưới đây của nhà thuốc Vinh Lợi sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản để kịp thời ngăn ngừa bệnh.

Đi ngoài ra máu đen là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu có thể bạn đang mắc một số bệnh lý như: trĩ, loét dạ dày, ung thư giai đoạn đầu, rách thực quản, nứt kẽ hậu môn… Đây là hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người già.

Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu đen

Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu đen
Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu đen

Đi ngoài ra máu đen là tình trạng dễ gặp khi bị táo bón nhưng trong nhiều trường hợp thì có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hoá hoặc là những bệnh về hậu môn – trực tràng. 

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng đi kèm mà ta có thể theo dõi để xử lý tốt nhất.

Tình trạng đi ngoài ra máu có thể nguyên nhân là các bệnh lý sau:

  • Bệnh trĩ

Khi xuất hiện đi ngoài ra máu đen thì bệnh trĩ là bệnh được nghĩ tới đầu tiên. Bệnh thường do cách ăn uống và chế độ sinh hoạt không khoa học, khi để càng để lâu tình trạng chảy máu càng nhiều sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

  • Ung thư trực tràng

Khi bị ung thư trực tràng thì bệnh nhân có các dấu hiệu như đi ngoài ra máu đen kèm theo đó là táo bón. Khi đến giai đoạn cuối thì bệnh nhân sẽ có các biến chứng nguy hiểm là sút cân trầm trọng, hậu môn trực tràng sa xuống…

  • Nứt kẽ hậu môn

Những nếp gấp ở hậu môn khi bị nứt sẽ khiến bệnh nhân bị đau dữ dội, đỏ ngứa, chảy máu đen lúc đi đại tiện.

  • Polyp hậu môn

Bệnh này liên quan đến hậu môn trực tràng, nếu chảy máu nhiều dẫn đến thiếu máu và nếu không xử lý kịp thời sẽ chuyển sang ung thư trực tràng.

  • Các bệnh về đường tiêu hóa

Hệ tiêu hóa trong cơ thể khi có trục trặc, chuyển hóa thức ăn trong dạ dày bị trở ngại gây ra những dấu hiệu như đi ngoài ra máu đen hay đỏ thẫm.

Tác hại của đi ngoài ra máu đen

Tác hại của đi ngoài ra máu đen
Tác hại của đi ngoài ra máu đen

Với những trường hợp bệnh nhẹ sẽ có các hiện tượng: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Những trường hợp nặng hơn có thể gây ra:

  • Loét dạ dày

Hiện tượng phân có màu đen là do sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid và việc sử dụng thường xuyên các thuốc này dẫn đến tình trạng loét dạ dày.

  • Xung huyết dạ dày

Bệnh nhân đi ngoài ra máu đen nhiều lần sẽ làm thiếu máu, máu sẽ được tiêu hóa với thức ăn tại dạ dày và sẽ chuyển thành màu đen khi dạ dày xuất hiện chảy máu gây ra xung huyết dạ dày. Khi đó bệnh nhân sẽ bị tụt huyết áp, có thể bị ngất, sốc do chảy máu nhiều.

  • Viêm ruột hoặc u ruột non

Khi chức năng tiêu hóa ở ruột bị rối loạn gây ảnh hưởng đến việc đại tiện và gây ra đi ngoài ra phân có máu đen. Việc này có thể gây chảy máu ở thành ruột dẫn đến viêm ruột.

  • Ung thư

Khi đi đại tiện xuất hiện có máu, rất có thể là những biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng. Bạn cần phải đến các trung tâm khám chữa bệnh để kiểm tra.

  • Rách thực quản

Nguyên nhân của việc đi đại tiện ra máu cũng rất có thể do bị viêm hoặc rách đại tràng. Bạn cũng nên đi thăm khám để có cách điều trị tốt nhất.

Ngoài ra việc đi ngoài ra máu đen còn dẫn đến các bệnh về tai, mũi, họng và tiêu chảy.

Đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không?

Trẻ đi ngoài màu đen có sao không?

Đi ngoài ra màu đen ở trẻ có thể là do một vài nguyên nhân như ăn một số loại thực phẩm đặc biệt hay là uống các loại thuốc (bổ sung sắt, thuốc có Bismuth…).

Phân đen ở trẻ nếu do xuất huyết tiêu hoá rất nguy hiểm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra việc mất máu gây thiếu máu, xuất huyết và dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng, tử vong do chảy máu đường mật nặng.

Tuỳ từng nguyên nhân trẻ đi ngoài màu đen mà gia đình có những biện pháp chữa trị khác nhau. Khi trẻ đi ngoài màu đen mà kèm theo (sốt cao trên 39 độ, ho nhiều, nhịp tim nhanh, đau bụng dữ dội,…) thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế khám chữa bệnh kiểm tra và đưa ra biện pháp kịp thời.

Mang thai đi đại tiện màu đen có sao không?

Những lý do khiến phụ nữ mang thai đi ngoài màu đen

  • Những phụ nữ đang mang thai đi đại tiện màu đen là do được bác sĩ kê cho chất bổ sung sắt nên đó là việc bình thường. Các chất bổ sung này không gây hại nên mẹ bầu có thể sử dụng tiếp tục mà không cần lo ngại.
  • Lý do nguy hiểm hơn có thể là xuất huyết tiêu hoá hoặc chảy máu đường ruột. Nếu phân màu đen kèm theo mùi hôi thì đấy là dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá và khi hậu môn sưng lên kèm đi ngoài màu đen trong tháng thứ 3 của thai kỳ thì có thể là rách hậu môn.

Những phụ nữ mang thai khi đi ngoài màu đen kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng thì cần chú ý vì có thể dẫn đến các bệnh viêm loét đại tràng, loét dạ dày, ung thư ruột… Và những triệu chứng gây ra như mệt mỏi, chán ăn dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng cho con ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy bà bầu cần đến bác sĩ khám và thực hiện theo dõi với những ý kiếm tham khảo từ bác sĩ.

Uống sắt đi ngoài màu đen không?

Khi sử dụng thuốc cung cấp sắt, một phần sắt sẽ hấp thụ vào cơ thể còn một phần sẽ xuống hệ thống tiêu hoá và được chuyển hoá thành sản phẩm có màu đen dẫn đến tình trạng khi đi ngoài ra phân màu đen. Nên khi uống sắt đi ngoài màu đen thì không cần quá lo lắng.

Muốn hạn chế việc đi ngoài màu đen có các cách sau:

  • Uống kèm sắt với các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh…
  • Tránh các chế phẩm có chứa canxi vì khi uống đồng thời sắt và canxi cả hai sẽ không hấp thụ mà đào thải ra ngoài. Nên uống cách nhau khoảng 2 tiếng nếu cần thiết.
  • Hình thành chế độ sử dụng thuốc sắt một cách khoa học, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Thay đổi thuốc sắt khác trên thị trường đã có chứng minh lâm sàng về việc ít gây tác dụng phụ đi ngoài màu đen.

Cách ngăn ngừa đi ngoài ra màu đen

Cách ngăn ngừa đi ngoài ra màu đen
Cách ngăn ngừa đi ngoài ra màu đen

Hình thành thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc lành mạnh sớm nhất với những lời khuyên sau đây:

  • Ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ (rau củ, ngũ cốc…). Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, chứa nhiều chất béo để ngăn chặn nguy cơ táo bón, trĩ, ung thư đại tràng.
  • Uống lượng nước cần và đủ cho cơ thể với khuyến cáo là 2 lít/ngày. Điều này giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt nhất.
  • Hạn chế uống rượu, bia vì các thức uống này gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc đường tiêu hoá. Không hút thuốc vì sẽ gây ra ung thư đường tiêu hoá.
  • Không nên sử dụng thời gian dài liều cao của các loại thuốc giảm đau hay là các thuốc chống viêm.
  • Hạn chế đứng hay ngồi quá lâu một chỗ, bưng bê nặng nhọc hay vác quá sức.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên hơn giúp cơ thể có khoẻ mạnh hơn và có sức đề kháng tốt hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn tránh nhiễm khuẩn.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, không stress. Vì khi căng thẳng sẽ dẫn đến niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông được gây ra các bệnh về hậu môn trực tràng.

Cách chữa đi ngoài ra máu đen hiệu quả

Cách chữa đi ngoài ra máu đen hiệu quả
Cách chữa đi ngoài ra máu đen hiệu quả

Chữa đi ngoài ra chất nhầy màu đen tại bệnh viện

Đi ngoài ra chất nhầy màu đen có thể là dấu hiệu của bệnh nhân khi uống sắt, thuốc có chứa Bismuth, bình thường tự hết được nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tổn thương niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày mà phải cần đến bác sĩ tại bệnh viện để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Khi có các dấu hiệu này thì nên đi khám bác sĩ:

  • Đi ngoài ra phân nhầy đen và có xuất hiện mùi hôi trong 16 giờ trước đó.
  • Người mệt mỏi, hoa mắt, xây xẩm mặt mày.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, nôn mửa.
  • Kết cấu của phân có sự thay đổi bất thường, đi ngoài không kiểm soát.

Trong trường hợp này không sử dụng các biện pháp dân gian khi chưa biết rõ nguyên nhân. Vì thế bệnh nhân cần đến thăm khám bác sĩ và thực hiện hàng loạt các công nghệ để xác định được nguyên nhân, mức độ xuất huyết, vị trí gây xuất huyết giúp phát hiện bệnh đưa ra cách điều trị tốt nhất. 

  • Xét nghiệm CTM, nhóm máu bệnh nhân và thời gian xuất huyết…
  • Xét nghiệm xem máu ẩn có trong phân: Dùng test này giúp phân biệt được liệu trong phân có máu hay không 
  • Chụp cản quang đại tràng, trực tràng, nội soi hậu môn và trực tràng, dạ dày tá tràng…

Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xem xét để đưa ra được cách chữa trị phù hợp tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Bệnh nhân phải thực hiện đúng các chỉ định từ việc dùng thuốc tại nhà và thời gian đến kiểm tra vào lần tiếp theo. Trong thời gian điều trị nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường nên đến ngay bác sĩ để tránh gây ra biến chứng sau này.

Chế độ ăn uống điều trị đi ngoài ra nước màu đen

Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp thì việc hình thành một chế độ ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh cũng rất quan trọng.

  • Trong thực đơn các bữa ăn hàng ngày cần có thêm nhiều các loại rau, củ, quả, thức ăn mềm để dễ tiêu hoá. Đặc biệt là ăn những loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin và sử dụng các loại khoáng chất tốt cho việc điều trị bệnh. 
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, bia rượu vì chúng gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hoá.
  • Uống nhiều nước giúp trao đổi chất, làm mềm phân hạn chế gây táo bón. Có thể thay nước lọc bằng các loại nước hoa quả khác để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.

Chế độ sinh hoạt tốt cho bệnh tiêu chảy ra máu đen

Nhiều thói quen không tốt của mọi người khiến tình trạng bệnh kéo dài. Chính vì vậy việc hình thành một thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp tình trạng bệnh tiến triển hơn.

  • Không ngồi hay đứng ở một vị trí quá lâu vì sẽ khiến máu lưu thông chậm (nếu bắt buộc thì 1 – 2 tiếng đứng lên đi lại).
  • Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên giúp lưu thông máu, điều hoà tốt khí huyết..
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn. Có thể sử dụng các loại nước đun từ lá có tính kháng khuẩn giúp việc điều trị tốt hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: