Nhà thuốc Vinh Lợi - nhà thuốc online uy tín

Nhà thuốc Vinh Lợi chuyên cung cấp các thông tin về y tế và sức khỏe, phân phối các sản phẩm thuốc cần thiết cho người dân

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Triệu chứng, Cách phòng ngừa

Bệnh trĩ là một căn bệnh thường phổ biến ở người lớn vì thế mà nhiều người nghĩ rằng trẻ em không có khả năng bị trĩ. Có thể do cách chăm sóc và chế độ ăn uống chưa khoa học mà nhiều trẻ em hiện nay bị mắc trĩ. Các vị phụ huynh có thể xem bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Vinh Lợi để có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em và cách phòng ngừa nó.

Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Trước tiên hãy tìm hiểu về bệnh trĩ: Đây là bệnh xảy ra do tăng sức ép lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn làm các tĩnh mạch căng phồng và phình to thành búi trĩ.

Bệnh trĩ xảy ra ở trẻ em do các thói quen xấu làm gia tăng áp lực lên hậu môn dẫn đến trĩ đi kèm với các triệu chứng như đau ngứa hậu môn và chảy máu khi đi vệ sinh. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính gồm trĩ nội và trĩ ngoại tùy theo đặc điểm và vị trí xuất hiện trĩ.

Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em

Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em
Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em
Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em
Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em

Phân loại bệnh trĩ ở trẻ em

Trĩ nội

Trĩ nội ở trẻ em
Trĩ nội ở trẻ em

Trĩ nội thường khó nhận biết sớm do hình thành trong ống hậu môn, dấu hiệu ban đầu chỉ là đau rát hậu môn hoặc chảy máu búi trĩ khi đi vệ sinh. Trĩ nội ở trẻ em phát triển theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Trĩ vẫn còn rất nhỏ, triệu chứng kín đáo. Có thể đi đại tiện ra máu nhưng lượng nhỏ nên khó phát hiện.
  • Giai đoạn 2: Kích thước búi trĩ đã tăng lên và sa dần ra sau mỗi lần đi đại tiện nhưng vẫn có khả năng tự co lại được. Triệu chứng đại tiện ra máu cũng rõ ràng hơn.
  • Giai đoạn 3: Búi trĩ có dấu hiệu sa xuống thò ngoài hậu môn có thể thấy rõ nhất khi đi đại tiện. Thời gian đầu búi trĩ vẫn còn có thể tự co lại nhưng sau một thời gian phải dùng tay ấn vào vì búi trĩ không thể tự co lại nữa.
  • Giai đoạn 4: Búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài hậu môn và không còn khả năng co lại được nữa dù có dùng tay để đẩy búi trĩ vào.

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại ở trẻ em
Trĩ ngoại ở trẻ em

Trĩ ngoại xuất hiện ở ngoài thành mạch hậu môn có thể phát hiện bằng cách nhìn thấy hoặc sờ thấy búi trĩ sa ra ngoài kèm hiện tượng đau, ngứa, chảy máu hậu môn. Tùy vào giai đoạn mà có các biểu hiện khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Búi trĩ sa xuống ở viền hậu môn. Ở giai đoạn này trẻ có thể cảm thấy hơi cộm ở khu vực hậu môn. Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn này điều trị sẽ rất đơn giản.
  • Giai đoạn 2: Búi trĩ phát triển lớn hơn thấy rõ ngoài hậu môn.
  • Giai đoạn 3: Búi trĩ đã khá lớn chèn ép gây hiện tượng đau rát và chảy máu khi đi vệ sinh.
  • Giai đoạn 4: Xuất hiện viêm nhiễm búi trĩ gây đau rát khó chịu hậu môn.

Ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp khi trẻ mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại cần sớm đưa trẻ đi khám chữa nếu không sẽ gây các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến trĩ ở trẻ em. Bố mẹ nên chú ý các nguyên nhân thường gặp khiến bé bị trĩ sau đây:

  • Do táo bón kéo dài: Trẻ em thường ghét ăn rau củ quả, các bậc cha mẹ nhiều khi cũng không quá chú ý đến việc này dẫn đến chế độ ăn của bé thiếu chất xơ. Khi ăn không đủ chất xơ bé sẽ dễ bị táo bón, đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến trĩ ở trẻ em.
  • Thời gian đi đại tiện quá dài: Các bé còn nhỏ nên thường đi đại tiện vào bô, nếu để con ngồi bô thời gian quá dài sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn khiến các búi trĩ có nguy cơ được hình thành. Vì vậy bố mẹ hãy chú ý đừng để bé ngồi bô đại tiện quá lâu nhé!
  • Do thường xuyên quấy khóc: Đây cũng là một lý do dẫn đến tình trạng trẻ bị trĩ. Do khi trẻ quấy khóc làm tăng áp lực lên vùng bụng từ đó làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn làm phát triển bệnh trĩ.
  • Do yếu tố sinh lý ở trẻ em: Trẻ em là lứa tuổi đang phát triển nên một số cơ quan bộ phận chưa được hoàn thiện đầy đủ. Trong đó các cơ ở khu vực trực tràng – hậu môn còn yếu, dây chằng và các tổ chức còn lỏng lẻo. Mặt khác ở trẻ em do cấu tạo xương cùng và trực tràng thẳng với nhau nên trực tràng nên trực tràng dễ bị đẩy lên trên. Tất cả các yếu tố này khiến trẻ dễ bị mắc trĩ.
  • Các bệnh lý hoặc nhiễm trùng ở trực tràng – hậu môn: nguyên nhân do các bệnh lý này thường dẫn đến trĩ nội ở trẻ.

Một số trẻ có thể mắc trĩ bẩm sinh liên quan đến các bệnh lý tĩnh mạch di truyền làm xuất hiện nốt xuất huyết ngoài hậu môn khiến trẻ khó đại tiện, đau, khó chịu hậu môn.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, thường không có triệu chứng lâm sàng và việc phát hiện trẻ bị trĩ thường là vô tình khi cho trẻ đi khám sức khỏe. Tuy nhiên bố mẹ có thể chú ý một số dấu hiệu có thể xuất hiện ở trẻ như sau:

  • Có dấu hiệu hơi sưng hậu môn, có thể nhìn rõ hơn khi trẻ đi đại tiện, nhìn thấy hậu môn hơi nhô ra.
  • Đau nên trẻ thường quấy khóc khi đi đại tiện.
  • Hậu môn sẽ hết sưng nếu trẻ ngừng đi đại tiện.
  • Tuy không hay gặp nhưng có thể có tình trạng đại tiện ra máu, phân dính máu.

Các triệu chứng, dấu hiệu ở trẻ từ 3 tuổi trở lên thường rõ ràng hơn bao gồm:

  • Trẻ có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu hậu môn rõ ràng nhất là khi đi vệ sinh.
  • Đi ngoài ra máu, phát hiện nhờ máu trên phân hoặc giấy vệ sinh. Một số trường hợp trẻ không đi vệ sinh nhưng vẫn có xuất hiện máu ở hậu môn nên bố mẹ cần chú ý.
  • Xuất hiện dịch nhày hậu môn, làm hậu môn có mùi hôi gây tình trạng nhớp nháp, khó chịu cho trẻ. Ngoài ra xuất hiện dịch nhày còn có thể khiến kích thích khu vực hậu môn, gây tình trạng ngứa ngáy hậu môn.
  • Khó đi đại tiện, mất rất nhiều thời gian để đi đại tiện: Các bậc cha mẹ hãy để ý thời gian đi đại tiện của bé, nếu thấy bé đi quá lâu, thường nhăn mặt, quấy khóc khi đại tiện thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa và nhất là trĩ. Mặt khác do khó đại tiện, đại tiện đau nên các bé càng tránh đi đại tiện và càng làm tăng cơ hội cho trĩ phát triển.
  • Thấy búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất và dễ nhận biết hơn nếu trẻ bị trĩ ngoại. Cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám và điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.

Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ ở trẻ em

Khi đến các cơ sở y tế, bệnh trĩ ở trẻ sẽ được các bác sĩ chẩn đoán bằng cách quan sát phía bên ngoài hoặc bên trong hậu môn.

Do đối với trường hợp trẻ em, trĩ nội khá khó để đánh giá một cách nhanh chóng, các bác sĩ có thể dùng các thiết bị y tế chuyên dụng để thăm khám sâu bên trong. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể sẽ yêu cầu tiến hành nội soi toàn bộ đường ruột và đại tràng để kiểm tra kĩ lưỡng hơn.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em thường là do các thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt như lười ăn rau, không uống đủ nước. Vì vậy bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp hơn cho bé:

  • Xây dựng thực đơn giàu rau củ quả, chất xơ cho bé, nên tìm hiểu các cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị của bé. Cung cấp đủ chất xơ mỗi ngày giúp giảm và tránh táo bón – một trong những lý do dẫn tới trĩ.
  • Cho bé uống đủ lượng nước mỗi ngày, tránh các loại thức uống chứa chất kích thích, nước ngọt.
  • Hạn chế cho bé ăn thức ăn nhanh, đồ quá cay hoặc quá mặn, đồ ăn chiên xào.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của bé giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên đường ruột giúp phòng ngừa trĩ.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều, kiểm soát cân nặng của trẻ, tránh tình trạng trẻ bị béo phì làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa và tăng khả năng bị trĩ.
  • Động viên, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục, vận động thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe nói chung và phòng ngừa trĩ nói riêng.
  • Lau rửa hậu môn sạch sẽ, đúng cách cho trẻ sau khi đi ngoài vì nếu không vi khuẩn tích tụ sẽ gây tổn thương hậu môn khi có cơ hội.
  • Tạo cho trẻ đi vệ sinh mỗi ngày, và vào một khoảng thời gian xác định để giúp tăng cường nhu động ruột, giúp trẻ đi ngoài dễ hơn, phòng ngừa được bệnh trĩ ở trẻ.

Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh trĩ cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bạn có thể tham khảo thêm bệnh trĩ ở trẻ em dấu hiệu và cách điều trị qua video dưới đây:

 

Cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà

Cách điều trị trĩ tại nhà ở trẻ em thường tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, hạn chế tối đa dùng thuốc hay điều trị ngoại khoa để tránh các rủi ro không mong muốn:

  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm mỗi ngày: Trong khi tắm, vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ bằng nước ấm có thể giúp cải thiện bệnh trĩ. Chú ý không nên dùng sữa tắm khi lau rửa búi trĩ, hậu môn vì có thể làm tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Vệ sinh sạch hậu môn và ngâm nước ấm mỗi ngày tầm 2 đến 3 lần, 15 – 20 phút/lần có thể giúp giảm đau và cải thiện bệnh trĩ ở trẻ. Chú ý giữ cho hậu môn và búi trĩ không chạm vào đáy thau hoặc chậu khi ngâm. Lau hậu môn cho trẻ bằng khăn mềm sạch sau khi ngâm.
  • Lau rửa hậu môn nhẹ nhàng: dùng khăn mềm, ẩm để lau cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ tự lau thật nhẹ nhàng sau mỗi lần đại tiện. Chú ý tránh chà mạnh hậu môn vì sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Hỗ trợ giảm đau nhức hậu môn bằng cách sử dụng nước đá bọc trong khăn mềm để chườm vào khu vực hậu môn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ: Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, hoa quả. Việc thay đổi chế độ ăn như vậy giúp hạn chế tình trạng táo bón, cải thiện tình trạng trĩ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Bố mẹ cần rèn luyện cho bé uống đủ nước ít nhất 8 cốc mỗi ngày. Đặc biệt không sử dụng các loại nước có gas, nước ngọt vì có thể làm bệnh diễn biến nặng hơn và các chất hóa học, phụ gia trong các loại nước này hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của trẻ em.
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên: Trẻ nên được khuyến khích tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Trẻ có thể chọn các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bơi lội,… vừa tăng cường được sức khỏe tổng thể, vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa trĩ. Tuy nhiên không cần vận động quá mạnh và không nên đi xe đạp vì thậm chí có thể làm các tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bằng can thiệp y tế

Tuy điều trị bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt ăn uống là cách tốt nhất để điều trị trĩ ở trẻ em nhưng đôi khi cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để can thiệp các biện pháp y tế khi cần thiết. Đối với trường hợp trẻ em, có một số thuốc thường được sử dụng như:

  • Kem bôi tại chỗ không có corticosteroid để chữa trĩ dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Kem bôi trực tiếp lên búi trĩ để gây tê và hỗ trợ giảm đau.
  • Nếu bé quá đau hoặc khó chịu có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol để giảm nhẹ triệu chứng.

Hầu hết các trường hợp ở trẻ em không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt nhất là nếu trẻ bị trĩ có liên quan đến bệnh tĩnh mạch di truyền có thể bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để cải thiện triệu chứng cho trẻ.

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em ở đâu uy tín chất lượng nhất?

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em ở đâu uy tín chất lượng nhất?
Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em ở đâu uy tín chất lượng nhất?

Hiện nay có rất nhiều thông tin quảng cáo về khám chữa trĩ mà ta có thể dễ dàng bắt gặp trên mạng. Tuy nhiên bạn cần chọn được phòng khám thực sự uy tín để tránh tiền mất tật mang mà nhất là đối tượng bệnh nhân ở đây là trẻ em.

Để chọn được cơ sở khám chữa bệnh uy tín các bậc cha mẹ cần chú ý tới các tiêu chí như cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ, chi phí khám chữa công khai minh bạch, cơ sở y tế phải được công nhận và đánh giá cao bởi giới chuyên môn,…

Để an tâm bố mẹ có thể đưa bé tới khoa nhi tại các bệnh viện lớn trên cả nước, bệnh viện Nhi để được chăm sóc và tư vấn một cách cụ thể, rõ ràng bởi đội ngũ bác sĩ có uy tín và được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong điều trị trĩ ở trẻ em.

Như vậy hi vọng thông qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã phần nào hiểu hơn về bệnh trĩ ở trẻ em cũng như có cách chăm sóc, quan tâm đúng đắn để con em mình có thể phát triển một cách hoàn thiện và khỏe mạnh nhất!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

TÀI LIỆU THAM KHẢO: External hemorrhoidal disease in child and teenage: Clinical presentations and risk factors